Các quốc gia trên thế giới sẽ uống loại rượu mừng năm mới nào? Hãy cùng Xwine khám phá 12 loại rượu độc đáo dưới đây nhé!
Nội Dung Bài Viết
1. RƯỢU VANG_Pháp
Rượu vang hẳn là quá quen thuộc với nhiều nền văn hóa trên thế giới nhưng đặc trưng nhất vẫn là rượu vang ở Pháp. Chúng không những tượng trưng cho sự sang trọng, tỉ mỉ của người sản xuất, mà còn rất có lợi cho sức khỏe của người sử dụng, tốt cho men tiêu hóa, đẹp da,…
Vì thế cho nên mà khi năm mới được bắt đầu lúc nửa đêm thì nhiều người Pháp sẽ ăn mừng với bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình bằng cách uống các loại rượu vang như rượu sâm banh, rượu vang trắng sủi bọt hoặc rượu vang ngọt,.. kèm với các món như gan ngỗng, hàu, động vật giáp xác, cá hồi hun khói, cá chuồn,..
Bên cạnh đó có một loại rượu vô cùng nổi tiếng chỉ có thể sản xuất ở Pháp là Beaujolais Nouveau cũng được nhiều tín đồ mê vang ưa thích vì nó đại diện cho một vụ mùa nho thành công hay thất bại. Từ đó tôn vinh công sức và cống hiến của những nhà làm rượu vang.
2. RƯỢU TRẮNG_ Việt Nam
Ngành sản xuất rượu thủ công Việt Nam đã có lịch sử rất lâu đời vì người Việt chúng ta nói chung rất phổ biến tập quán uống rượu, đặc biệt trong các ngày lễ, tết vốn vô tửu bất thành lễ. Vậy nên rượu trắng, rượu đế, rượu ngang, rượu gạo, rượu chưng, rượu cuốc lủi hay rượu quốc lủi đều là cách gọi của loại rượu chưng cất từ ngũ cốc lên men được làm một cách thủ công trong dân gian, rất thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam.
Tuy có các tên gọi rất đa dạng nói trên để chỉ bản chất của loại rượu chưng thủ công này nhưng phần lớn các vùng miền cả nước hiện nay vẫn thường gọi tên rượu đơn thuần gắn với tên của địa phương sản xuất rượu như ”’rượu Vọc”’, “rượu Bình Khương Thôn”, “rượu Kim Sơn”, hay gọi theo tên của nguyên liệu chính được sử dụng nấu rượu như rượu nếp cái hoa vàng, rượu ba trăng, rượu ngô Bắc Hà,…
Rượu được đánh giá là ngon nhất khi có độ tinh khiết cao, trong vắt, sủi tăm lăn tăn, uống có mùi vị thơm, ngọt, cay, có độ cồn tương đối cao (từ 39 đến hơn 45 độ) nhưng êm dịu và không gây đau đầu. Theo truyền thống dân gian ngày xưa rượu có thể được cho vào chai nút lá chuối hoặc cho vào quả bầu nậm.
Một số nơi cầu kỳ sau khi chưng cất xong còn đem rượu hạ thổ (chôn xuống đất) một thời gian để làm cho rượu “chín”, uống vào có độ êm và thơm dịu. Rượu đế thường được sử dụng rộng rãi nhất là uống trực tiếp, dùng ngâm các loại rượu thuốc và ngoài ra có thể làm gia vị cho một số thực phẩm cần chút rượu để ướp, tẩy.
3. SAKE_Nhật Bản
Rượu Sake được ví như là quốc tửu của Nhật Bản. Tuy chỉ là một đồ uống có cồn được làm từ gạo, thông qua quá trình lên men và gạn lọc nhưng đối với người Nhật rượu Sake còn mang ý nghĩa tôn giáo, tâm linh sâu sắc. Không chỉ là cầu nối tình cảm giữa con người với con người mà còn nối con người với thần linh.
Vì vậy mặc cho sự du nhập của rất nhiều loại rượu nổi tiếng thế giới nhưng người dân xứ Phù Tang vẫn giữ thói quen uống rượu Sake trong những lễ hội tôn giáo, đặc biệt là ngày lễ tết truyền thống. Ngoài ra Sake còn có rất nhiều loại khác nhau, chủ yếu là do phương pháp ngâm ủ. Thế nên tùy vào mục đích mà người Nhật có thể sử dụng các loại Sake theo ý thích của mình
Nếu muốn tốt cho sức khỏe, xua đuổi bệnh tật cho cả năm sắp tới, cũng như cầu bình an trong gia đình thì O-toso loại rượu được pha chế đặc biệt bằng cách ngâm hỗn hợp các loại thảo mộc trong đó trong vài giờ sẽ là sự lựa chọn lý tưởng.
4. SOJU_ Hàn Quốc
Soju là một loại rượu nổi tiếng của Hàn Quốc đã được cả thế giới biết đến như một nét văn hóa đặc trưng của xứ sở Kim Chi.. Soju truyền thống được chưng cất từ gạo, lúa mì hoặc lúa mạch lên men trong vòng 15 ngày. Bên cạnh đó, rượu Soju ngày nay thường được các nhà sản xuất thay thế gạo bằng nhiều loại tinh bột khác như: khoai tây, khoai lang và bột sắn.
Đây là một loại rượu mạnh có độ cồn thấp được mô tả là sự giao thoa giữa rượu mạnh và rượu nhẹ, vì vậy nó có vẻ như là sự phù hợp hoàn hảo cho kỳ nghỉ lễ và dịp Tết khi mọi người sum họp bên một bát nước hầm kim chi nóng hổi đang sôi sùng sục hay một dĩa thịt ba chỉ to đùng đầy hấp dẫn.
Cùng với đó có nhiều lý do mà mọi người uống rượu Soju. Có người nói rằng họ thích cảm giác “say sưa” lâng lâng với những người bạn thân. Những người khác uống rượu Soju để rửa sạch mệt mỏi và căng thẳng. Rượu cũng phổ biến vì nó cũng hợp với nhiều món ăn. Thế nên có rất nhiều người Hàn đã khẳng định rằng họ không thể sống thiếu rượu Soju.
5. BAIJIU_ Trung Quốc
Baijiu hay còn được người Việt gọi là Mao Đài là một loại rượu chưng cất truyền thống của Trung Quốc và được coi là một trong những loại rượu chưng cất nổi tiếng nhất trên thế giới, cùng với các loại rượu mạnh như rượu Gin, rượu Rum, rượu Vodka và rượu Whisky.
Đây là loại rượu được chưng cất từ cao lương lên men nên có đặc trưng là trong vắt, không màu, có mùi thơm khác biệt và có độ cồn rất cao. Cộng thêm hương vị đậm đà và bốc lửa của nó rất thích hợp cho những buổi sum họp gia đình, sum họp trong những ngày lễ nhất là những ngày Tết Nguyên đán.
Baijiu không chỉ là hàng hóa quan trọng mà còn có mối liên hệ rất chặt chẽ với các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của người Trung Quốc. Thế nên đối với người Đại lục Baijiu vẫn luôn là thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trong mọi dịp.
6. VODKA_ Nga
Không có lễ kỷ niệm nào của Nga là hoàn chỉnh nếu không có rượu Vodka. Từ lâu thức uống này được xem là món quà tinh thần phổ biến nhất trong các ngày lễ đầu năm mới ở xứ sở bạch dương.
Nếu bạn tìm hiểu thì kỹ có thể thấy Vodka là một loại rượu mạnh không màu được chưng cất từ khoai tây và ngũ cốc (lúa mạch, lúa mì, ngô) có thành phần chủ yếu là nước + ethanol với nồng độ cồn dao động trong khoảng 35 – 50%. Theo truyền thống trong dịp đầu năm mới Vodka chỉ được phục vụ khá đơn giản với trứng cá muối và rau muối.
Nhưng một chuyên gia ước tính rằng nếu tất cả các chai rượu mà người Nga uống trong kỳ nghỉ được xếp dọc theo đường xích đạo, chúng sẽ đi vòng quanh thế giới 17 lần. Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, một năm mới có nghĩa là một khởi đầu mới – thời gian cho những quyết tâm, tư cách thành viên phòng tập thể dục và hứa hẹn sẽ làm việc hiệu quả hơn. Ở Nga , nó có nghĩa là tuần lễ uống nhiều rượu.
7. AMARULA_ Nam Phi
Amarula là một loại rượu mùi kem xuất xứ từ Nam Phi, được làm từ đường, kem và trái Amarula – loại cây chỉ có ở Châu Phi – hay còn gọi là Sclerocarya birrea , tiếng địa phương gọi là cây voi.
Loại rượu này có mùi trái cây thơm dịu hòa quyện với kem caramel. Khi vừa khui chai rượu, thì mùi hương thơm ngào ngạt khó tả toả ra làm xung quanh ai cũng bị mê hoặc, chưa kể đến là tính chất của rượu đặc sền sệt, cùng màu trắng sữa chảy một cách chầm chậm xuống thành ly.
Không riêng đối với người Nam Phi mà còn với thế giới Amarula là đại diện của sản phẩm đích thực cây nhà lá vườn. Tôn vinh vẻ đẹp, sự lãng mạn, thiên nhiên và sự phong phú về văn hóa của châu Phi và con người nơi đây.
8. AMARETTO_ Ý
Có thể không nhiều người để ý tới Amaretto chính là một loại rượu truyền thống nổi tiếng của đất nước có hình đôi ủng – nước Ý. Đây là một loại rượu mùi, có màu nâu vàng, được làm từ nguyên liệu phổ biến là nhân của hạt mơ hoặc hạnh nhân, hoặc cả hai loại hạt này.
Người ta nói rằng khi uống rượu Amaretto, có hai hương vị đối lập quyện hòa vào nhau, đó là vị của mơ và vị của hạnh nhân, nó giống như ngọt ngào và đắng cay trong tình yêu vậy. Khi thưởng thức loại rượu này, bạn sẽ thấy tò mò hơn về câu chuyện làm thế nào để có được những chai rượu có hương vị đặc biệt như thế.
Rượu Amaretto được dùng để uống trực tiếp, hoặc có thể sử dụng làm rượu nền để chế biến thành món cocktail rất được ưa chuộng, thậm chí trở thành nguyên liệu dùng để làm bánh. Vậy nên không có gì là lạ khi đa số người dân xứ sở hình chiếc ủng lại thích thưởng thức chúng vào dịp năm mới.
9. AILA_ Nepal
Aila là một loại đồ uống truyền thống của người Nepal. Chúng được pha chế bằng cách chưng cất các thành phần đã lên men như gạo, ngũ cốc và hạt kê. Ngoài dùng để uống như các loại rượu bình thường, Aila là một phần quan trọng trong các lễ hội ở Nepal nhất là lễ Tết.
Bởi tiêu thụ rượu không chỉ được cho phép mà còn được khuyến khích chung trong văn hóa của người Nepal. Theo các thực hành Mật tông, người ta tin rằng việc dâng rượu sẽ làm hài lòng các vị thần Mật tông, và họ sẽ ban cho các tín đồ sự may mắn. Thế nên trong bất kỳ một lễ nghi tôn giáo nào Aila cũng sẽ được dâng lên đầu tiên để bày tỏ lòng thành kính.
Aila là một thức uống mạnh: một loại rượu mạnh và mịn. Người ta nói rằng chỉ cần hai đến ba phát Aila mạnh là đủ để đánh bật mọi giác quan của một người! Đặc biệt uống Aila là cả một nghệ thuật, để kiểm tra sự duyên dáng và kỹ năng của người rót rượu người ta sẽ rót từ chiếc bình có vòi nhỏ duyên dáng (bình Newari truyền thống) vào những chiếc cốc nhỏ bằng đất sét gọi là sallie. Tất cả những điều đó là biểu tượng của Nepal.
10. LAO KHAO_ Thái Lan
Lao khao là một loại rượu chưng cất của Thái Lan. Theo nghĩa đen của từ “lao khao” trong tiếng Anh sẽ là “tinh thần trắng”, nhưng một cách gần đúng hơn có thể hiểu là “rượu whisky gạo”. Người ta không biết chính xác lao khao có nguồn gốc từ bao giờ, nhưng người ta cho rằng nó đã được sản xuất và sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Thái Lan.
Đây là loại đồ uống có cồn được hơn 60% dân chúng xứ sở chùa vàng say mê. Vì chúng rẻ, dễ kiếm và có tác dụng nhanh, được tầng lớp lao động ưa chuộng. Không giống như các loại rượu được lên men từ gạo khác hương vị của Lao Khao rất khắc nghiệt và cay nóng.
Thế nên chúng phù hợp với các món ăn vặt chua và cay của người Thái. Tuy chỉ là một loại rượu địa phương trong những năm gần đây Lao Khao đã được phục vụ tại các quán bar, nhà hàng cao cấp sang trọng ở Thái Lan. Vì nêu bật được bản sắc dân tộc và gắn kết nhiều hơn tình cảm giữa người với người
11. FENI_ Ấn Độ
Feni (đôi khi được đánh vần là fenno hoặc fénnim hoặc fenny ) là một loại rượu mạnh truyền thống được sản xuất ở Goa , Ấn Độ trong 400 năm qua. Tên “feni” có nguồn gốc từ tiếng Phạn phena thực sự có nghĩa là bọt. Đó là do bong bóng tạo thành bọt nhẹ khi lắc rượu trong chai hoặc rót trong ly.
Có hai loại Feni Goa phổ biến được biết đến là – Feni dừa và Feni hạt điều. Tùy vào nguyên liệu thì chúng sẽ có cách làm riêng nhưng chung quy vẫn trải qua quá trình chưng cất ba lần. Vì vậy mà Feni có hương vị trái cây rất mạnh mẽ, một hương vị đặc biệt, một mùi rất mạnh. Nồng độ cồn trong Feni là 43-45%, khiến thức uống này rất nồng.
Ngoài được uống thì Feni cũng có công dụng chữa bệnh như giảm béo, chống ho và cảm lạnh, điều trị táo bón, chữa vết thương và vết cắt. Nhìn chung Feni chỉ có thể dùng như một loại thuốc khi được tiêu thụ vừa phải và dưới sự giám sát của chuyên gia.
12. LAMBANOG_ Philippines
“Nặng đô” hơn cả có lẽ phải kể đến Lambanog, “vodka dừa” của xứ sở Philippines được lên men từ quả dừa hoặc cọ nipa. Nồng độ cồn của loại rượu này có thể lên từ 45% tới 83% sau hai lần chưng cất.
Lịch sử của loại đồ uống có nhiều tranh cãi này bắt nguồn sâu sắc trong văn hóa Philippines thời thuộc địa. Tuba, “tổ tiên” của thức uống này, là một loại rượu cọ bản địa được sử dụng rộng rãi cho việc giải trí và các nghi lễ tôn giáo của các pháp sư Babylon. Chính quyền thực dân Tây Ban Nha thế kỷ 15 dùng công nghệ chưng cất với rượu Tuba biến nó trở thành thứ đồ uống quen thuộc hơn với thời hiện đại.
Lambanog có màu trong hoặc hơi trắng đục, thường được dùng kèm với nho khô để tạo thêm hương vị. Ngày nay các nhà máy chưng cất còn đưa cả xoài, dứa, các loại quả dâu vào quá trình sản xuất để phục vụ thị trường rộng lớn hơn.
13. LAO LAO_ Lào
Lao-Lao hay còn được nhiều người gọi là “whiskey gạo” là loại rượu rất phổ biến của đất nước láng giềng chúng ta, có thể tìm thấy ở mọi hộ gia đình từ dưới thung lũng sông nước tới trên cao nguyên.
Trong nhiều thế kỷ, người Lào đã lên men và chưng cất gạo nếp để làm ra Lao-Lao. Rót một chén Lao-Lao vào cuối bữa ăn gia đình gần như đã trở thành một nghi lễ và như một cử chỉ của lòng hiếu khách nồng hậu. Chủ nhà thường sẽ mang ra một chai để đãi khách khi họ đến.
Hương vị Lao-Lao sẽ khác nhau tùy thuộc vào nồng độ cồn, nhưng có thể mô tả chung là ngọt và hơn men như rượu Sake. Thi thoảng người ta sẽ thêm Lao-Lao vào bia cho đậm đà. Du lịch ở Lào cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những chai Lao-Lao ngâm nguyên con rắn hoặc bọ cạp, được bán ở các ngôi làng, không dành cho người yếu tim.
14. TEQUILA_ Mexico
Rượu Tequila là một thứ rượu chưng cất có độ cồn cao truyền thống của México. Tên gọi của thứ rượu này nguyên là tên gọi của địa phương chủ yếu sản xuất ra nó – vùng Tequila, bang Jalisco trên cao nguyên phía Tây của Mexico. Tequila được chế từ lá cây Agave Azul Tequilana, một loài thực vật bản địa ở Mexico.
Tequila được chưng cất 2 lần bằng phương pháp “pot still” và thông thường Tequila có độ cồn từ 38 – 40% (76-80 proof). Nhưng cá biệt có thể có độ cồn 35 – 55% (70-110 proof). Đối với nhiều nhà sản xuất thường chưng cất rượu có 100 proof rồi pha loãng với nước để giảm độ gắt của rượu. Nhưng ở một số lò rượu danh tiếng thì sẽ chưng cất đến độ 80 proof mà không cần dùng nước pha loãng.
Khi được phục vụ Tequila luôn đi kèm lát chanh hoặc múi chanh. Thế nên Tequila là một trong 5 loại rượu được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới nhờ vào hương vị mạnh mẽ, khỏe khoắn, chua giòn, cay cay và có gia vị.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Zalo: 0379930926
Hotline: 0937933636
Facebook Fanpage: Xwine.vn
Tiktok: Xwine.vn
Website: Xwine- Make a moment last forever !