Top 11 Các Loại Rượu Việt Nam Nổi Tiếng

các loại rượu Việt Nam

Hàng thế kỷ trôi qua rượu luôn là một thức uống phổ biến gắn liền với mọi lĩnh vực đời sống của người Việt Nam. Từ đám cưới, đám hỏi, đám giỗ, thôi nôi,…hay những ngày lễ tết, rượu luôn hiện hữu trên mọi mâm cơm để con người gần gũi, vui vẻ, nồng nàn hơn. 

Vì thế mà từ Bắc vào Nam từ Đông sang Tây trên khắp lãnh thổ hình chữ S này đã ra đời và hình thành nên hàng chục thậm chí là hàng trăm loại rượu nổi tiếng đặc trưng mà Xwine sẽ giới thiệu trong bài viết ngày hôm nay.

1. Rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn)

Rượu Mẫu Sơn là một loại rượu đặc sản do những người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn – Lạng Sơn làm ra. Ngoại trừ việc lấy nước suối chảy ra từ những ngọn núi có độ cao hơn 1000m so với mặt nước biển thì men lá (men rượu) được làm từ hơn 30 loại thực vật quý hiếm như trầu rừng, rễ dây nước, dây ngọt,… để lên men theo phương thức truyền thống cũng là một yếu tố vô cùng đặc biệt.

các loại rượu Việt Nam
Rượu Mẫu Sơn ( Nguồn ảnh: Rượu Mẫu Sơn)

)

Chính vì thế mà rượu Mẫu Sơn thơm ngon, trong vắt như nước suối, uống rất dịu, vị đậm đà, lại không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt, mang hương vị đặc trưng, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc miền núi xứ Lạng. Hương vị rượu Mẫu Sơn không chỉ có sự tinh khiết của nước suối, sự ngọt ngào của hương men lá rừng mà còn thấm đượm cả tấm lòng, sự vất vả của người dân nơi đây.

2. Rượu ngô Na Hang (Tuyên Quang)

Bên cạnh rượu ngô Bắc Hà thì rượu ngô Na Hang của dân tộc Tày đến từ Tuyên Quang cũng rất nổi tiếng. Vì để có được những giọt rượu ngô hương vị thơm ngon đặc biệt, đòi hỏi những người làm rượu phải trải qua nhiều công đoạn chế biến cũng như thời gian với sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. 

cach bao quan thit heo muoi Tay Ban Nha 1
Rượu ngô Na Hang( Nguồn ảnh: Đặc sản cao nguyên)

Rượu ngô Na Hang được nấu từ ngô ủ bằng men lá. Men được làm từ các loại lá, rễ cây rừng. Còn ngô thì phải phơi khô. Người Tày ở Na Hang nấu rượu theo kiểu nấu cách thủy. Nên rượu trong vắt, có mùi thơm nồng của ngô và men lá, vị cay ngọt tự nhiên, uống êm ru như đi vào giấc mộng. Tạo cảm giác mơ màng, lúc tỉnh dậy người không thấy mệt mỏi, không đau đầu, thấy cơ thể sảng khoái, khỏe khoắn.

3. Rượu Làng Vân (Bắc Giang)

Rượu Làng Vân là danh tửu của xứ Kinh Bắc. Đây là loại rượu được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon trồng trên cánh đồng làng Vân Xá, xã Vân Hà,Việt Yên, Bắc Giang với men rượu bí truyền của làng Vân.

các loại rượu Việt Nam
Rượu Làng Vân (Nguồn ảnh: Quán Ngon 138)

Tương truyền “Tổ nghiệp” là bà Nghi Định mang nghề nấu rượu từ Trung Hoa về truyền dạy lại cho dân làng Vạn Vân. Từ đó trong làng cũng hình thành cái lệ là cứ mùng 4 Tết Nguyên Đán, mỗi nhà phải cử một người ra chùa Rộc uống máu ăn thề, nguyền phải giữ bí quyết nghề tổ, không được truyền cho người ngoài làng, kể cả con gái. Cái hồn của rượu làng Vân chính là hương vị đậm đà, mùi thơm thanh khiết, uống vào một ngụm thấy bừng lên nồng nàn như ai vừa mở áo chỏ xôi nếp cái, thấy êm ru như đi vào giấc mộng.

4. Rượu Kim Sơn (Ninh Bình)

Rượu Kim Sơn là tên gọi một loại rượu được sản xuất tại huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Rượu thường có nồng độ cao, khi uống có vị ngọt đầu lưỡi, rượu có hương thơm của nếp, tạo cho người uống cảm giác rất êm.

các loại rượu Việt Nam
Rượu Kim Sơn (Nguồn ảnh: Dự Toán F1)

Càng uống, người thưởng thức sẽ càng thấy ngon và không hề đau đầu. Bởi rượu được chưng cất thông qua nồi nấu rượu thủ công bằng các nguyên liệu quen thuộc như: gạo nếp, men thuốc bắc, nước giếng khơi tự nhiên với bí quyết riêng của người làng nghề tại Kim Sơn. Nhìn chung rượu Kim Sơn đã góp phần làm hấp dẫn thêm cái thú ẩm thực nhiều món đặc sản của xứ biển như món gỏi tôm, gỏi cá nhệch, cua bể luộc, chả rươi, tôm sú…

5. Rượu Bàu Đá (Bình Định)

Rượu Bàu Đá là đặc sản trứ danh của người xứ Nẫu tỉnh Bình Định. Tên gọi của rượu bắt nguồn từ một giếng nước có tên là Bàu Đá nơi người xưa lấy nước để chưng cất rượu. Muốn nấu một mẻ rượu Bàu Đá chính gốc đòi hỏi người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về gạo, nước và men.

các loại rượu Việt Nam
Rượu Bàu Đá (Nguồn ảnh: Wix.com)

Bên cạnh đó quy trình để nấu ra rượu Bàu Đá cũng cực kỳ công phu và tỉ mỉ, chỉ phù hợp với những người chịu thương – chịu khó như người dân nơi đây. Vậy nên theo lời truyền miệng của dân gian, trước kia rượu Bàu Đá Bình Định được chuyên dùng để tiến vua. Vì rượu không chỉ thơm ngon mà còn có nồng độ cao đặc trưng, thích hợp để ngâm dược liệu trị bệnh và bồi bổ sức khỏe.

6. Rượu Minh Mạng (Huế)

Rượu Minh Mạng hay còn gọi là Minh Mạng Thang là xuân dược độc quyền của vua Minh Mạng. Tương truyền, loại rượu đặc sản hoàng cung này kích thích ham muốn, tăng cường sinh lý, cường thân kiện thể, khiến vua không chỉ tập trung lo chuyện chính sự mà còn không hề lơ là chốn hậu cung.

các loại rượu Việt Nam
Rượu Minh Mạng (Nguồn ảnh: Đông Y Phú Vân)

Minh Mạng thang được điều chế toàn từ thảo dược gồm bạch linh, bạch thược, cẩu kỷ tử, đại tác, đỗ trong đương quy, sa sâm, nhục quế, thục địa, phòng phong, huỳnh kỳ,…Khi dùng bạn có thể chia thành hai bài thuốc “Nhất dạ ngũ giao” và “Nhất dạ lục giao” để dùng theo ý thích. Do là loại rượu quý và khó sản xuất nên rượu Minh Mạng có giá khá đắt.

7. Rượu Cần (Tây Nguyên)

Rượu cần là đồ uống thường xuyên, phổ biến và bất biến của các cư dân bản địa Tây Nguyên. Uống rượu cần trở thành phong tục, có nguồn gốc khá lâu đời, thành nét văn hóa đặc trưng trong đời sống. Nguyên liệu chính để làm rượu Cần là những loại ngũ cốc thông dụng như ngô (bắp), sắn (khoai mì), gạo nếp, gạo tẻ, hạt ý dĩ, hạt bo bo, hạt cào (một loại cỏ), kê v.v.

các loại rượu Việt Nam
Rượu Cần (Nguồn ảnh: PasGo)

Rượu cần thơm, ngon, mát, bổ, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu. Chum nhỏ là một chum một cần, chồng rót vợ uống và ngược lại. Chum nhỡ là đôi bạn, đôi cần, theo số chẵn là bốn, sáu, tám. Chum to sẽ là mười, mười hai,mười bốn bạn bè anh em đến là “lảu khay cáy khả” (rượu mở, thịt gà).

8. Rượu Gò Đen

Rượu đế Gò Đen, hay còn gọi là Đế Gò Đen, là loại rượu nổi tiếng của Việt Nam được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An.

các loại rượu Việt Nam
Rượu Gò Đen (Nguồn ảnh: VietNam Famer)

Đây là một loại rượu đế có nồng độ cồn rất cao, có thể lên đến 50 độ cồn, là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Cũng như nhiều loại rượu địa phương nổi tiếng trên thế giới như rượu Mao Đài của Trung Quốc đế Gò Đen được nhấn mạnh về vấn đề thổ nhưỡng, nên để có một sản phẩm ngon, đế Gò Đen phải được nấu tại vùng Gò Đen.

9. Rượu Phú Lễ (Bến Tre)

Rượu Phú Lễ là niềm tự Hào của vùng đất Bến Tre. Nhiều người bảo, rượu Phú Lễ ngon bởi kỹ thuật làm rượu tinh túy nên có vị nồng đậm, thơm ngon và đô nặng. Thế nhưng nhiều người khác lại nói rượu Phú Lễ ngon là bởi truyền thống xã Phú Lễ thuần nông đã sản sinh ra những loại nguyên liệu quý: gạo nếp, men rượu, nước giếng. Thực tế, dù có nguyên nhân gì đi chăng nữa thì lời giải thích rượu ngon đều đúng.

các loại rượu Việt Nam
Rượu Phú Lễ (Nguồn ảnh: Phú Lễ)

Rượu Phú Lễ được biết đến là loại rượu được chưng cất từ gạo nếp, có màu trong vắt và hương vị thánh khiết đem đến cảm giác cay nồng, tê tê và cho hậu vị khó tả. Rượu có mùi thơm thoang thoảng tự nhiên, nhờ vào cách ủ rượu bí truyền từ thuốc Bắc nên uống nhiều mà không gắt, say nhưng sau khi tỉnh lại không bị đau đầu.

10. Rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh)

Rượu Xuân Thạnh là một loại rượu nổi tiếng của Trà Vinh. Rượu Xuân Thạnh thuộc loại nặng đô (khoảng 60 độ), sủi tăm trong vắt, hương vị nồng nàn, hấp dẫn và không gây khó chịu cho người lỡ vui quá chén. Rượu Xuân Thạch Quách dùng thường xuyên giúp cường gân cốt, bổ thận, nhuận tràng, dễ tiêu.

cac loai ruou viet nam 10
Rượu Xuân Thạnh (Nguồn ảnh: Rượu Việt)

Rượu Xuân Thạnh chủ yếu được làm từ gạo nếp mùa truyền thống, với 14 loại men làm ra rượu, 48 dòng nấm mốc và 35 dòng nấm men gia truyền cho tất cả các nguyên liệu vào hũ ủ kín trong 3 ngày. Tiếp theo cho nước giếng tại làng Xuân Thạnh, với hàm lượng vừa đủ vào hũ cơm rượu đã ủ men và ủ tiếp 3 ngày nữa. Sau đó đem chưng cất, trong quá trình chưng cất phải để lửa cháy đều đủ để rượu chưng cất từng giọt, đảm bảo nồng độ và hương vị rượu, từ đó rượu Xuân Thạnh ra đời.

11. Rượu Sim (Phú Quốc)

Rượu Sim là một đặc sản của Phú Quốc được nhiều khách du lịch ưa chuộng thưởng thức khi đến vùng đảo này. Rượu sim chủ yếu được làm từ loại hồng Sim – loại này có vị ngọt chát, mùi thơm nhẹ khi chín. Bên cạnh đó, trong quả còn có thêm sắc tố Antoxyanozit, tanin và ngọt hơn so với tiểu sim.

các loại rượu Việt Nam
Rượu Sim (Nguồn ảnh: Lữ Hành Việt Nam)

Sim sau khi được hái về, qua khâu chọn lọc sẽ được rửa sạch, xay nhuyễn. Tiếp đó, sim được ủ men với đường cát 1 tháng theo tỷ lệ nhất định. Trải qua quá trình này, khi uống thử, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, chan chát khá độc đáo. Màu sắc của rượu hồng sẫm rất bắt mắt. Đồng thời rượu Sim còn còn mang đến rất nhiều công dụng vô cùng hữu ích cho sức khỏe như kích thích tiêu hóa, giảm nhức mỏi, cải thiện tuần hoàn máu,…


THÔNG TIN LIÊN HỆ

Zalo: 0379930926

Hotline: 0937933636

Facebook FanpageXwine.vn

Tiktok: Xwine.vn

Website: Xwine- Make a moment last forever !


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Menu