rượu vang kỵ gì

RƯỢU VANG KỴ GÌ? 7 MÓN NÊN TRÁNH KHI KẾT HỢP VANG

Dẫu biết rằng rượu vang là một thức uống thơm ngon và bổ dưỡng, nhưng không vì lý do đó mà bạn có thể tùy tiện kết hợp rượu vang với bất kỳ một món ăn nào trên thế giới này. Bởi ngoài hương thơm, mùi vị thì cả chất dinh dưỡng của chúng cũng có thể bị mất đi nếu bạn kết hợp rượu vang sai cách. Vậy nên, để tránh điều đó xảy ra, trong bài viết ngày hôm nay Xwine sẽ giới thiệu đến bạn 7 thực phẩm phổ biến mà bạn không nên kiêng kỵ khi kết hợp với rượu vang.

1. Mắm

Có lẽ ai cũng biết rằng rượu vang là một thức uống để người ta trải nghiệm vị ngọt, chua, cay, mặn đắng và cảm nhận sự khác biệt các nền văn hóa hay phương thức sản xuất của một quốc gia,.. trong suốt quá trình thưởng thức. Ấy thế nhưng những loại gia vị đặc trưng của ta, đặc biệt là nước mắm lại có hương thơm và mùi vị vô cùng đậm đà, dễ khiến cho những hương vị khác trở nên nhạt nhòa, lẫn lộn.

rượu vang kỵ gì
Chén mắm (Nguồn ảnh: Vietoceantravel)

Vậy nên thay vì dùng nước mắm khi uống rượu vang, chúng ta có thể thay thế nước mắm bằng chút gia vị như muối tiêu chẳng hạn. Bữa ăn của bạn sẽ trở nên hài hòa và phù hợp hơn rất nhiều. Tuy đó là một lời khuyên chân thành đến từ kinh nghiệm của nhiều người sành ăn, nhưng nếu bạn thích kết hợp hai điều đó lại với nhau thì cũng không có gì lạ. Vì mỗi người mỗi ý, một sở thích. Biết đâu đó lại là một trải nghiệm mới mẻ, độc lạ cho bạn thì sao.

2. Phở

Không chỉ có phở mà những món như hủ tiếu, cháo lòng, bún măng, bún chả, bún bò, miến gà, súp hải sản… có nước dùng được nêm nếm đậm đà có vị rất cay, rất mặn, rất ngọt hoặc rất chua đều không nên dùng chung với rượu vang.

rượu vang kỵ gì
Một tô phở Việt (Nguồn ảnh: Tophaiphong)

Nói đến đây chắc bạn sẽ thắc mắc tại sao bên Tây họ vẫn kết  hợp rượu vang với những món có nước bình thường nhưng bên mình lại nên hạn chế. Lý do bắt nguồn từ khẩu vị ăn ở hai nơi tương đối khác nhau. Bởi đa số người châu Âu họ ăn khá nhạt không nêm nhiều đường, muối, tiêu, tỏi, ớt, bột ngọt như chúng ta nên những món súp cải bó xôi, súp kem nghêu, súp bò,…của họ có vị rất nhẹ và hương thơm thoang thoảng không có khả năng “ém” đi mùi vị của rượu vang. Vì lý do đó cho nên hãy ăn xong phần súp và uống một ly nước lọc để làm làm tan vị của món ăn rồi hãy dùng rượu vang nhé.

3. Kẹo cao su

Chắc không ai vừa nhai kẹo nhóp nhép vừa uống rượu vang đâu nhỉ? Nhưng nhai trước khi uống rượu thì lại có. Dù kẹo cao su mà bạn ăn có vị nho, vị cam, vị dưa hấu hay vị bạc hà có đường hay không đường, the hoặc không the đều có thể làm thay đổi hương vị rượu. 

rượu vang kỵ gì
Không nên nhai kẹo cao su trước khi uống vang (Nguồn ảnh: Verywellhealth)

Ngay cả khi bạn đã nhả viên kẹo cao su ra trước khi uống rượu vang trong khoảng mấy tiếng thì đều này vẫn gây ảnh hưởng đáng kể đến vị giác của bạn. Vì lý do đó, không bao giờ nhai kẹo cao su trước khi có ý định hoặc kế hoạch thưởng thức rượu vang. 

Còn nếu đã  lỡ nhai kẹo cao su thì hãy nhổ nó ra và làm sạch vòm miệng của bạn. Điều này sẽ tạo cho chính bạn một cơ hội uống vang đúng chuẩn, đúng vị chứ không phải là uống một ly rượu vang với nhiều vị lẫn lộn không rõ ràng.

4. Bạc hà

Cũng giống như tình trạng khó xử khi nhai kẹo cao su, ăn lá bạc hà trước hoặc trong khi uống rượu vang sẽ làm mất đi những trải nghiệm đáng quý trên bàn tiệc. Thật là đáng tiếc khi phải loại bỏ bạc hà trong các món ăn dùng chung với rượu vang. 

rượu vang kỵ gì
Những lá bạc hà (Nguồn ảnh: Gani)

Dù chúng không nặng mùi, không độc hại mà còn đem đến nhiều tác dụng như trừ phong giảm đau, chỉ ho, kiện vị, chỉ tả, tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa, giải độc, thúc ban sởi mọc thì chúng cũng ít nhiều chế ngự đi hương vani, việt quốc, hồi, mận, đào,…của cả hai phân khúc rượu vang nhẹ lẫn rượu vang mạnh có mặt trên thị trường.  

Vì vậy, hãy can đảm bỏ qua những món ăn có vị bạc hà và thay thế vào đó là những loại rau có vị dễ ăn, dễ kết hợp như xà lách, cà chua, ớt chuông, bắp cải, khoai tây, củ dền, bông cải xanh, bắp,…

5. Cà phê

Không biết nên vui hay buồn nếu bạn đang trong vai trò là một người kinh doanh và phải có nhiều cuộc đối thoại, bàn bạc với đối tác trên bàn tiệc. Vậy là bạn phải vừa uống cà phê cho đầu óc minh mẫn để làm việc vừa phải uống rượu vang giao thiệp “qua lại” với đối tác.

rượu vang kỵ gì
Không nên uống cà phê trước khi uống rượu vang(Nguồn ảnh: Du lịch- khách sạn)

Có thể cà phê và rượu không kiêng kỹ lẫn nhau. Thế nhưng chất caffeine sẽ khiến bạn lầm tưởng bản thân không say, không buồn ngủ và gây nên cảm giác tỉnh táo khi uống rượu. Điều đó có thể khiến bạn uống nhiều hơn – hoặc nghĩ rằng bạn đủ tỉnh táo để lái xe về nhà khi bạn thực sự không tỉnh táo. Vậy là khi caffein hết tác dụng, bạn có thể ngủ ngay lập tức, điều này đặc biệt nguy hiểm khi đang lái xe. Và vì thế cho nên bạn có thể hạn chế đến mức tối đa dùng cà phê trước và sau khi uống vang.

6. Sầu riêng

Sầu riêng là một loại đặc sản của khu vực Nam Bộ. Chúng là một món ăn “khoái khẩu” đối với rất nhiều người trong đó có những đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia. Theo một số nghiên cứu cho hay, người ta tìm thấy trong sầu riêng có chứa hàm lượng lưu huỳnh khá cao. Chúng làm cho việc phân giải rượu gặp khó khăn. Bên cạnh đó, chiết xuất sầu riêng cũng cản trở hoạt động của một số enzyme phân giải chất độc aldehyt đến 70%.

rượu vang kỵ gì
Trái sầu riêng (Nguồn ảnh: Product Report)

Nếu chúng ta thường xuyên uống rượu bia ăn kèm với sầu riêng, thì loại thực phẩm này sẽ kìm hãm khả năng đào thải các loại độc tố của cơ thể. Sau đó, việc làm này còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn như tạo ra nhiều cơn ngộ độc rượu, nếu nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng tử vong.

7. Lòng lợn

Có lẽ sẽ nổ ra một cuộc tranh cãi gay gắt khi nhận định rằng lòng lợn không hợp dùng với rượu vang. Bởi có rất nhiều người đã và đang kết hợp hai thứ này lại với nhau và say đắm với độ ngon của chúng.

Thế nhưng tồn tại một sự thật khó bề phủ nhận là có rất ít quốc gia trên thế giới tiêu thụ nội tạng động vật như Việt Nam. Minh chứng rõ ràng nhất là 9 trên 10 người phương Tây khi được hỏi đã ăn tim, gan, phèo, ruột, ..của động vật bao giờ chưa. Thì câu trả lời nhận được chắc chắn là chưa và cũng không có ý định ăn nội tạng động vật bao giờ.

mon nen tranh
Một dĩa lòng lợn với người Việt (Nguồn ảnh: Đậu Homemade)

Mà đồ uống thì được tạo ra để phù hợp với văn hóa ẩm thực của một vùng, một quốc gia. Vậy nên từ xưa người Việt đã uống rượu cuốc lủi khi ăn ăn lòng lợn, ngược lại trên thế giới khi uống rượu vang họ lại dùng phô mai.

Và chúng ta cũng không nên Việt hóa rượu vang như thế. Vì uống vang còn là cách thưởng thức những câu chuyện văn hóa lâu đời của trời Âu, vừa trải nghiệm vừa cảm nhận sự khác biệt của Tây và Ta.

Tiếp theo nữa là về hương vị khi kết hợp, các bạn biết rồi đấy nội tạng thường dai, khó tiêu và rát nhiều đạm, kèm theo đó là chất béo và cũng nhiều độc tố nữa. Nếu khâu chế biến không khéo thì mùi hôi của nỗi tạng vẫn còn vướng trong miệng khi uống vang phải không nào. Bên cạnh đó ăn nhiều lòng lợn còn gây gây chướng bụng khó tiêu. Chính vì thế cho nên hãy hạn chế ăn lòng lợn với rượu vang.

Rượu Vang Nam Phi Lanzerac Syrah

Rượu Vang Đức DR.Zenzen Spatlese

Bạn cũng có thể xem thêm các thực phẩm nên tránh khi kết hợp với rượu vang mà Xwine đã chia sẻ sống động hơn, chi tiết hơn trên nền tảng Youtube ngay tại video dưới đây.

Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan và đúng đắn hơn về các loại rượu vang đồng thời có thêm niềm tin yêu đối với Xwine. Bên cạnh đó nếu có bất kỳ thắc mắc, ý kiến nào hãy liên hệ với Xwine qua các địa chỉ dưới đây nhé!

thiet-ke

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Zalo: 0379930926

Hotline: 0937933636

Facebook FanpageXwine.vn

Tiktok: Xwine.vn

Website: Xwine- Make a moment last forever !

thiet-ke

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

No products in the cart.