Phylloxera từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của toàn ngành sản xuất rượu vang trong nhiều thế kỷ. Vậy thực sự Phylloxera là gì?
Nội Dung Bài Viết
1. Phylloxera là gì?
Phylloxera là một loài rận (rệp) nhỏ chuyên ăn rễ cây nho. Đặc điểm nhận dạng của chúng là đối với những con Phylloxera trưởng thành thì chúng thường có chiều dài 1 mm. Có màu vàng vào mùa Hạ, và chuyển sang màu nâu vào mùa Đông.
Phylloxera có khả năng sinh sản vô tính. Trứng của chúng màu vàng và dài dưới 0,3 mm. Một con cái trưởng thành có khả năng đẻ tới 200 quả trứng mỗi năm mà không cần giao phối.
2. Phylloxera đến từ đâu?
Ban đầu chúng được tìm thấy trên các cây nhọ bản địa ở phía Đông lục địa Bắc Mỹ, tuyệt nhiên Phylloxera và những cây nho ở đây đã sống cộng sinh với nhau qua hàng thiên niên kỷ. Vì vậy mà khi ở Bắc Mỹ chúng hoàn toàn không gây hại gì đến cây nho.
Mọi chuyện chỉ trở nên tồi tệ khi những nhà thực vật học vô tình vận chuyển phylloxera đến Châu Âu, Úc và thậm chí là miền Tây Hoa Kỳ vào cuối những năm 1800. Với môi trường, khí hậu thay đổi Phylloxera đã nhanh chóng tàn phá các cây nho ở miền đất mới.
Đỉnh điểm là Phylloxera đã phá hủy hơn 2 triệu ha vườn nho trong đó có cả những vườn nho lâu đời, hay vườn nho quý hiếm chuyên để sản xuất các loại rượu nổi tiếng như Champagne, Cava,… Đồng thời không chỉ khiến việc sản xuất rượu vang của Châu Âu mà còn những khu vực trồng trọt, mua bán có liên quan bị đình trệ trong nhiều năm liền.
3. Phylloxera lây lan như thế nào?
Phylloxera lây lan bằng nhiều cách. Chúng có thể bám trên quần áo, giày dép, thiết bị và xe cộ, hoặc trong các vật liệu trồng nho, của người công nhân từ đó lây lan sang các vườn nho và khu vực khác khi họ di chuyển.
Hay chúng cũng có thể lây lan tự nhiên từ cây nho này sang cây nho bằng cách bò dọc theo bề mặt đất, trong tán cây hoặc dọc theo gốc dưới bề mặt đất. Phylloxera có thể tồn tại đến 29 ngày mà không cần nguồn thức ăn.
4. Phylloxera tàn phá cây nho như thế nào?
Phylloxera ăn rễ nho bằng cách chọc thủng bề mặt rễ. Cây nho phản ứng bằng cách hình thành các lỗ trên lông rễ. Các lỗ này có thể bị sưng tấy và thối rữa do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn thứ cấp.
Việc tổn thương rễ sẽ làm cho cây nho bị suy giảm và cuối cùng chết. Thế nên khi phylloxera xuất hiện trong các vườn nho, cách duy nhất để loại bỏ Phylloxera là loại bỏ tất cả những cây nho đã bị tổn thương và trồng lại bằng những gốc ghép có khả năng chống chịu.
5. Các biện pháp chống lại Phylloxera
Vào thế kỷ 19 Cuộc chiến chống lại bệnh Phylloxera đã khiến những người trồng nho phải áp dụng cả những phương pháp cực đoan nhất như chôn một con cóc bên dưới dây leo để hút chất độc ra ngoài, hay trộn đủ loại nước trái cây pha chế khác nhau đổ vào gốc cây nho.
Tiếc thay nó không hề có tác dụng thậm chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thương mại Pháp đã phải treo thưởng 20.000 Francs(tức là 1 triệu đô la nếu so với mức giá ngày hôm nay) cho bất kỳ ai có thể tìm ra cách tiêu diệt đại dịch Phylloxera.
Phép màu chỉ xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, khi một nhà thực vật học tên là Charles Valentine Riley đã đưa ra một giải pháp là ghép các gốc cây nho của Châu Mỹ vào các gốc của Châu Âu để tạo ra một rễ cây có hệ miễn dịch tự nhiên.
Ngày nay phương pháp đó chưa hề lỗi thời và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều khu vực trồng nho trên toàn thế giới. Thế nên ngay tại thời điểm này, sự hiện diện của Phylloxera đã không còn sức tàn phá khủng khiếp như ngày xưa.
Phải thừa nhận rằng sự xuất hiện của Phylloxera đã để lại nhiều dấu ấn. Tiêu cực có mà tích cực cũng có. Tiêu cực là chúng đã phá hủy rất nhiều vườn nho quý hiếm. Nhưng tích cực là chúng để lại cho nhân loại một kỷ niệm, một bài học khó quên về cách chăm sóc và nuôi dưỡng cây nho.
Cuối cùng đến đây đây cũng đã kết thúc bài viết. Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn và có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Xwine qua những địa chỉ dưới đây. Xwine rất vui khi được hỗ trợ và chia sẻ những thông tin hữu ích với bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Zalo: 0379930926
Hotline: 0937933636
Facebook Fanpage: Xwine.vn
Website: Xwine- Make a moment last forever !